Cung điện - 경복궁

Cung điện 경복궁 là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Seoul Hàn Quốc, nơi đây chứng kiến những cuộc họp triều chính của các vị vua xưa kia và được du khách thích thú tìm đến tham quan

1. Vài nét khái quát về du lịch Cung điện Gyeongbokgung, Hàn Quốc

Gyeongbokgung theo Hangul – tên tiếng Hàn: 경복궁, Hanja - phiên âm Hán: 景福宮, được dịch nghĩa là Cảnh Phúc Cung. Nơi đây còn được gọi với một cái tên khác là Cung Cảnh Phúc.

Cung điện này được xây dựng bắt đầu vào năm 1395 bởi người dân Hàn Quốc và tọa lạc tại phía Bắc thành phố Seoul của Hàn Quốc. Mục đích xây dựng của cung điện này là nhằm cung cấp nơi sinh hoạt và làm việc cho các hoàng tộc thuộc triều đại Joseon, cụ thể kéo dài từ năm từ 1392 cho tới năm 1910.

Gyeongbokgung hay còn được gọi với cái tên Cảnh Phúc Cung

Gyeongbokgung hay còn được gọi với cái tên Cảnh Phúc Cung

Nơi hoạt động triều chính chính thức của vương triều Joseon này đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động trong suốt chiều dài lịch sử Hàn Quốc. Đã rất nhiều lần cung điện Gyeongbokgung, Hàn Quốc gần như bị phá hủy bởi các cuộc chiến tranh xâm lược và thuộc địa của phát xít Nhật.

Cho đến năm 1990, nó đã được bắt đầu tu bổ và xây dựng lại từ đống đổ nát và dần trở thành một cố cung hoàn chỉnh như những gì du khách có thể nhìn thấy trong ngày nay.

Khuôn viên cung điện Cảnh Phúc này gồm có các khu hoạt động triều chính cho vua và các triều thần, khu sinh hoạt và nghỉ ngơi cho hoàng tộc. Tham quan và chiêm ngưỡng dọc theo trục chính của cung điện này đầu tiên du khách sẽ được thấy cổng Gwanghwamun (광화문 hay còn gọi là Quảng Hòa Môn).

Quảng Hòa Môn thuộc vị trí trung tâm của cả khuôn viên hoàng gia này. Tiếp tới bạn sẽ được tham quan Cần Chính Điện (근정전). Chắc hẳn du khách nếu xem nhiều các bộ phim cổ trang Hàn Quốc thì sẽ thấy khung cảnh nơi đây cực quen thuộc, gồm có ngai vàng của vua và địa sảnh để vua và các vị thần tử thiết triều.

Cung điện hoàng gia Gyeongbokgung triều đại Joseon, Hàn Quốc

Cung điện hoàng gia Gyeongbokgung triều đại Joseon, Hàn Quốc

Và không thể thiếu được một bộ phận kiến trúc quan trọng trong Gyeongbokgung tại Hàn Quốc dành cho vua và hoàng hậu cùng các vị hoàng thân quốc thích sinh sống và làm việc.

Còn lại là các khu vực khác như phòng ngự trù, phòng ở cho những người hầu hạ vua và hoàng hậu, … Những khu này được xây dựng không được đối xứng nhau, được phân cấp rõ ràng nhưng nó cũng góp phần vào bức tranh tổng thể của hoàng cung thêm hài hòa và thống nhất hơn.

2. Những địa danh bạn không nên bỏ qua khi tham quan Gyeongbokgung

Khi đi tham quan cung điện Gyeongbokgung của Hàn Quốc du khách sẽ có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng và khám phá khá nhiều thứ hay ho mà có thể bạn chỉ thấy trên tivi hay các trang báo, mạng xã hội, …

Hãy cùng ONETOUR điểm qua một số điểm đến mà du khách không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch của mình tới cung điện hoàng thất Hàn Quốc này nhé.

2.1. Cần Chính Điện

Trước hết, chúng ta sẽ nói về Điện Cần Chính hay còn gọi là Cần Chính Điện (근정전), một công trình kiến trúc phải nói là quan trọng nhất trong kiến trúc tổng thể tại nơi đây.

Cần Chính Điện có kiến trúc đồ sộ nhất trong khuôn viên Gyeongbokgung

Cần Chính Điện có kiến trúc đồ sộ nhất trong khuôn viên Gyeongbokgung

Cần Chính Điện là nơi thiết triều và hầu triều, nơi diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình, và cũng là nơi vua đón tiếp các sứ thần ngoại bang. Điện này được xây dựng lớn nhất và cao nhất trong quần thể kiến trúc của cung điện Gyeongbokgung.

2.2. Khánh Hội Lâu

Khi tham quan Lầu Khánh Hội hay còn gọi là Khánh Hội Lâu (경회루) du khách sẽ được chiêm ngưỡng một thiết kế khá độc đáo. Khánh Hội Lâu được xây dựng trên một ao sen nhân tạo, bên cạnh hòn giả sơn có tên là Mansesan.

Nếu bạn đã từng coi nhiều bộ phim cổ trang Hàn rồi thì khi tới đây có thể nhận ra ngay một bối cảnh, biểu tượng để quay những bộ phim ấy chính là đây. Nơi này được xem là một trong số những điểm đẹp nhất của Gyeongbokgung.

Khánh Hội Lâu - nơi vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình

Khánh Hội Lâu - nơi vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình

Không chỉ trên phim, nó còn được sử dụng làm nơi tổ chức các buổi yến tiệc hoàng cung, các buổi đàn nhạc, ca múa và nơi thiết đãi các vị sứ thần ngoại bang.

Nơi đây có kiến trúc 2 tầng. Tầng thứ nhất của Khánh Hội Lâu được dựng lên nhờ gần 50 cột đá với hoa văn trạm khắc là hình rồng và hình hoa. Thông thường, các chức quan nhỏ hay phẩm hàm thấp sẽ đến đây để tham dự các buổi yến tiệc.

Còn tầng thứ 2 là nơi dành cho vua và các quan lại quyền cao vọng trọng, có phẩm hàm cao ngồi. Bạn có thể di chuyển đến lầu này bằng cách đi từ cổng Gwanghwamun vào và rẽ trái ngay cạnh phía bên trái cung điện Gyeongbokgung.

2.3. Quảng Hòa Môn

Như đã giới thiệu ở trên Cổng Quảng Hòa (광화문) được xem là trung tâm của khu vực cung điện. Đây cũng là cổng chính để bước vào Cảnh Phúc Cung nằm ở phía Nam. Quảng Hòa Môn này được thiết kế khá độc đáo với 2 tầng mái và 3 cửa tò vò.

Cửa ra vào tại cung điện Gyeongbokgung - Quảng Hòa Môn

Cửa ra vào tại cung điện Gyeongbokgung - Quảng Hòa Môn

Trong đó, bạn sẽ dễ dàng thấy được một cửa nằm ở chính giữa có độ cao nhất so với 2 cửa còn lại. Đây là lối đi dành cho vua thời ấy. Còn 2 cửa còn lại là lối đi dành quan lại, đại thần trong triều đi vào Gyeongbokgung diện kiến và hầu triều.

Và đặc biệt, bạn sẽ nhìn thấy một quả chuông không quá lớn treo phía trên mái để lính canh gõ và thông báo thời gian trong ngày. Ngay ngoài cổng chính là Lục Bộ Lộ (육조거리). Đây là một con đường có 6 Bộ, đại diện cho 6 cơ quan trong cơ cấu chính quyền triều đại Joseon. Còn tới ngày nay nó được đổi tên là đại lộ Sejong.

2.4. Khang Ninh Điện

Khang Ninh Điện hay còn gọi là Điện Khang Ninh (강녕전). Đây là nơi dành cho vua nghỉ ngơi. Cả khu nhà bao gồm 9 gian. Nằm chính giữa và rộng nhất trong số đó là gian chính điện, vua nghỉ ngơi ở đây.

Khang Ninh Điện - Nơi dành cho vua nghỉ ngơi thời xưa 

Khang Ninh Điện - Nơi dành cho vua nghỉ ngơi thời xưa 

Ngoài ra, các gian nhỏ hơn đều có hệ thống sưởi sàn Ondol được đặt ở 2 bên. Toàn bộ sàn được lát bằng ván gỗ. Trước mặt Khang Ninh Điện là những bậc đá được xếp cao dần.

2.5. Giao Thái Điện

Khi du lịch cung điện của Hàn Quốc này bạn cũng không nên bỏ qua Giao Thái Điện hay còn gọi là Điện Giao Thái (교태전) dành cho hoàng hậu nghỉ ngơi. Theo nghĩa Hán Việt thì Giao Thái là sinh sôi, nảy nở.

Đặc biệt, khi đến đây du khách sẽ có cơ hội tham quan một khu vườn nhỏ rất đẹp tên là Amidan nằm ở phía sau điện Giao Thái. Khu vườn này được bài trí với các cột hình lục giác được chạm khắc lên đó các hoa văn hình lân phượng, chim chóc và hoa lá.

Ngắm nhìn điện Giao Thái và khu vườn nhỏ phía sau điện

Ngắm nhìn điện Giao Thái và khu vườn nhỏ phía sau điện

Theo sử sách thời xưa nói rằng, người dân Hàn đã lấy nguyên liệu đất cát từ nơi tiên cảnh Khánh Hội Lâu để có thể nung và tạo ra những viên gạch xây dựng nên những chiếc cột hình lục ấy.

2.6. Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc

Nếu có thời gian du khách có thể tham quan thêm Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc tại cung điện Gyeongbokgung. Trong tiếng Hàn thì tên gọi của nơi đây là 국립고궁박물관. Nơi này được xây dựng nhằm mục đích lưu trữ và tôn vinh những giá trị văn hóa của hoàng cung thời đại Joseon.

Bảo tàng này gồm có 5 khu vực chính: khu lưu trữ các bản ghi và biểu tượng hoàng cung, khu dành cho các hoạt động tôn giáo, khu lưu giữ những kiến trúc hoàng cung, khu bảo tồn các giá trị khoa học thời Joseon và cuối cùng là khu ghi chép lại cuộc sống hoàng cung. Trong bảo tàng còn có cả những huớng dẫn bằng tiếng Anh, Nhật và Trung Quốc.

Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc

Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Cố cung Quốc gia Hàn Quốc

- Giờ mở cửa: 9h00 – 18h00 hàng ngày trừ thứ Hai hàng tuần.

- Điện thoại: (+82) 02-3701-7500

- Website: http://www.gogung.go.kr

2.7. Bảo tàng Dân gian Quốc gia ở Gyeongbokgung

Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc (국립민속박물관) nằm trong khuôn viên Gyeongbokgung cũng là một điểm đến du khách nên ghé thăm. Nơi đây trưng bày các vật dụng sinh hoạt trong đời sống hàng ngày và văn hóa dân gian của người Hàn Quốc từ thời cổ đại đến nay.

Bảo tàng Dân gian Quốc gia ở Gyeongbokgung

Bảo tàng Dân gian Quốc gia ở Gyeongbokgung

- Giờ mở cửa:

+ Từ tháng 3 – 10: 09h00 – 18h00 hàng ngày

+ Từ tháng 11 – 2: 09h00 - 17:00 hàng ngày

(Trừ 1/1 hàng năm và Thứ Ba hàng tuần)

- Điện thoại: (+82) 02-3704-3114

- Website: http://www.nfm.go.kr

2.8. Nghi lễ đổi gác ở cung điện Gyeongbokgung

Ngoài các địa danh để du khách tham quan và khám phá ra thì bạn cùng đừng bỏ qua nghỉ thức đổi gác tại cung điện Gyeongbokgung này nhé! Nghi lễ này bắt đầu lúc 10h00 sáng, diễn ra trong khoảng 15 phút và lặp lại theo chu kỳ 1 tiếng/lần cho tới 3h00 chiều là kết thúc. Trong mùa đông thì tùy vào thời tiết mà phiên gác sẽ có sự thay đổi.

Nghi lễ đổi gác ở cung điện Gyeongbokgung

Nghi lễ đổi gác ở cung điện Gyeongbokgung

Thực chất, để phục vụ đời sống tinh thần và mục đích du lịch, nghi lễ này đã được tái hiện lại. Các nhân vật trong vai lính canh sẽ thay phiên nhau đổi vị trí gác tương tự như thời điểm đổi gác của lính canh hoàng gia trong cung điện Gyeongbokgung thời xưa.

nguồn: https://onetour.vn/tin-tuc/cam-nang-du-lich-han-quoc/du-lich-cung-dien-gyeongbokgung-han-quoc.html