Văn hóa Honjok – Lối sống mới của giới trẻ Hàn

Đối với bạn, hình ảnh một người sống hay ăn cơm một mình thì như thế nào? Trong văn hóa phương Tây thì đó có thể là một chuyện [...]

Đối với bạn, hình ảnh một người sống hay ăn cơm một mình thì như thế nào? Trong văn hóa phương Tây thì đó có thể là một chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc thì lại không như vậy. Bạn đã bao giờ từng nghe qua cụm từ ‘Honjok’? Đây là từ miêu tả lối sống mới của giới trẻ Hàn Quốc gần đây. Hãy cùng Dreamland tìm hiểu về Văn hóa Honjok này nhé!

I. Văn hóa Honjok là gì?

혼족 (Honjok) là sự kết hợp giữa hai từ ‘혼’ (một mình) và ‘족’ (bộ tộc). Hiểu đơn giản là hộ gia đình chỉ có 1 người. Honjok chỉ những người có lối sống sinh hoạt một mình như ăn cơm hay đi mua sắm… một mình. 

Cùng với sự gia tăng của hộ gia đình 1 người, văn hóa Honjok ngày càng phổ biến hơn. Chúng ta có thể thấy được một văn hóa mới đang tồn tại thông qua sự xuất hiện của những từ ngữ mới như:

  • 혼밥: Ăn cơm một mình
  • 혼술: Uống rượu một mình
  • 혼놀: Chơi một mình…

Không những thế Honjok cũng được biểu hiện bằng những từ ngữ tích cực như tự do, vui vẻ, thoải mái’.

II. Cách người Hàn Quốc nhìn nhận về văn hóa Honjok

Suốt thời gian qua, làm việc gì đó một mình đều được xem như là việc tiêu cực. Nếu ăn cơm hay uống rượu một mình, thì chúng ta sẽ ngầm hiểu chuyện đó với cái nhìn tiêu cực nhưcô đơn hay vấn đề mang tính xã hội’.

Ở Phương Tây, dù có làm việc gì một mình thì đó cũng là điều rất đỗi bình thường. Vì họ đã quen với cách sinh hoạt theo ‘chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở Hàn Quốc thì lại không giống như vậy. Trong xã hội Hàn Quốc tồn tại ý thức ‘chủ nghĩa tập thể’ (Văn hóa Uri). Vì vậy, họ coi trọng gia đình, người thân, tập thể. Đồng thời, họ cũng coi bản thân là một phần của một nhóm hơn là một cá thể độc lập.

Nhưng dạo gần đây, so với việc phải gắn kết vào một tập thể nào đó hay phải quan tâm đến ánh mắt của người khác, thì người Hàn Quốc có xu hướng tận hưởng hoàn toàn khoảng thời gian rãnh rỗi cho bản thân mình nhiều hơn và theo một cách tự nhiên hơn. Vì thế văn hóa Honjok đã dần được biết đến và tiếp nhận nhiều hơn.

>> Xem thêm:

 

III. Văn hóa Honjok xuất hiện trong xã hội Hàn Quốc

Đầu tiên, xã hội công nghiệp hóa ngày càng phát triển và chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Do đó chủ nghĩa cá nhân càng được biết đến nhiều hơn.

Hơn nữa, tầm ảnh hưởng của phụ nữ cũng được nâng cao hơn. Do đó, chủ nghĩa nữ quyền ở quốc gia này cũng dần được xem trọng. Hiện tại, nữ giới đã không còn suy nghĩ phải lấy chồng, sinh con hay sống dựa dẫm vào người khác. Họ đã bắt đầu tự quyết định cuộc sống của mình nên làm gì, nên sống như thế nào.

Nguyên nhân thứ hai là do sự phát triển của kỹ thuật mà thông tin được truyền đi nhanh hơn và rộng rãi nhiều hơn.

  1. Sự phát triển của hệ thống O2O (Online-To-Offline) chuyển hướng vai trò của một gia đình theo hướng thị trường. Điều này giúp tạo ra môi trường không cần dựa dẫm mà vẫn có thể sống một mình.
  2. Nhờ sự phát triển của công nghệ nên con người có thể luôn kết nối với nhau mà không mất quá nhiều thời gian. Vì thế, mối quan hệ của một người sẽ nhiều hơn nhưng không được sâu đậm mà lại hời hợt. Từ đó giá trị của một mối quan hệ sẽ bị giảm xuống. Đồng thời, cảm giác phiền hà sẽ tăng nhiều hơn.

Cuối cùng, khi hỏi người Hàn Quốc vì sao họ lại thích sinh hoạt một mình? Đa phần câu trả lời sẽ là “Trở nên xa cách với gia đình và bạn bè“… “Cảm thấy bản thân không thuộc về một tập thể“… hay “Khác biệt tầng lớp“…

Khi học cấp 3, luôn có một nhóm bạn đi chơi và đi học chung nên rất dễ hòa mình vào một nhóm. Nhưng khi vào Đại học, giữa nhóm bạn với nhau có thể có sự khác biệt về đẳng cấp mà trường mình theo học. Vậy nên, họ dần dần sẽ sinh ra cảm giác tự ti khi gặp nhau. Từ đó các cuộc hẹn đi chơi sẽ dần ít lại và mối quan hệ bạn bè sẽ nhạt dần đi.

Hơn nữa, sinh viên nếu muốn sống một mình thì cần phải chi trả phí sinh hoạt. Như vậy, họ phải đi làm thêm để kiếm tiền mà còn phải chăm chỉ học tập để sau này có thể tìm được một công việc ổn định. Vì không có nhiều thời gian và mệt mỏi với cuộc sống nên cho dù có bạn bè đi nữa cũng không thể hẹn gặp mặt nhau. 

Ngoài ra, phụ huynh Hàn Quốc luôn tạo áp lực cho con cái từ việc học hành cho đến công việc sau này. Họ luôn áp đặt con mình trong một khuôn mẫu định sẵn. Vì vậy, con cái không muốn chia sẻ hay trò chuyện cùng ba mẹ nữa.

IV. Văn hóa Honjok ảnh hưởng đến nền Kinh tế thị trường

Văn hóa Honjok đã tạo ra một xu hướng kinh tế cho riêng mình. Và từ đó cụm từ ‘일코노미’ (One Economy’)ra đời. ‘일코노미’ là sự kết hợp giữa ‘일’ (một) và ‘이코노미’ (kinh tế) có nghĩa là nền kinh tế của một người.

Các doanh nghiệp dựa theo sự hình thành thị trường tiêu dùng mới của hộ gia đình một người được gọi là ‘Single Economy’, ‘일코노미’ (1 Economy) hay ‘Solo Economy’. Họ cho ra mắt các dòng sản phẩm mới phù hợp với xu hướng văn hóa tiêu dùng Honjok kết hợp Marketing tập trung vào hộ gia đình một người.

Vì số lượng thành viên gia đình giảm chỉ còn một nên kích thước của đồ gia dụng cũng giảm xuống. Những vật dụng như máy giặt, máy hút bụi cho đến nồi nấu mỳ, bếp nướng điện… sẽ được giảm kích thước xuống để có thể tận dụng không gian tốt hơn.

Tại các siêu thị lớn có đầy đủ các thực phẩm ăn liền giúp cho việc chế biến những món ăn phức tạp trở nên dễ dàng hơn. Không những thế các quán ăn, nhà hàng cũng nắm bắt xu thế. Họ cho ra đời những set đồ ăn dành cho một người hay thực đơn món ăn như nhà làm. Vì thế mà lôi cuốn được nhiều khách hàng hơn.

Hơn thế nữa, vì sống một mình nên họ có thể trang trí căn nhà, căn phòng theo ý thích. Biến đó thành một không gian ấm cúng của chỉ riêng mình. Tự trang trí nội thất cũng đang trở thành xu hướng mới.

Ngay cả rạp chiếu phim hay trung tâm triễn lãm cũng tổ chức các sự kiện dành cho những khách hàng đi một mình.

V. Văn hóa Honjok trên màn ảnh nhỏ

‘I Live Alone’ (나 혼자 산다) là show tạp kỹ tiêu biểu được phát sóng trên kênh MBC. Chương trình bắt đầu phát sóng tập đầu tiên vào năm 2013. ‘I Live Alone’ ghi lại cuộc sống độc thân và một mình của các ngôi sao nổi tiếng.

Tiếp nối sự thành công của ‘I Live Alone’ là một loạt các chương trình khác như: ‘Quiet Dining’ (조용한 식사), ‘Let’s meet up at 8PM’ (8시에 만나), ‘Mom’s Diary-My Ugly Duckling’ (미운우리새끼), ‘My Ear’s Candy’ (내 귀에 캔디)…

Không dừng lại ở các show tạp kỹ, văn hóa Honjok còn là chất liệu chính được đưa vào các bộ phim truyền hình như:

‘Let’s Eat’ (식샤를 합시다) là drama kết hợp giữa mukbang và cuộc sống độc thân

‘Hello, My Twenties’ (청춘시대) phác họa hình ảnh các nữ sinh viên đại học cùng sống chung một nhà

‘Drinking Solo’ (혼술남녀) nói về những con người tận hưởng việc uống rượu một mình với những lý do khác nhau

Tổng hợp bởi: Dreamland Team

>> Xem thêm:

 

Dreamland là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốcluyện thi Topik có trụ sở tại Hà Nội. Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Dreamland là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Dreamland đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Dreamland tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Dreamland để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁCMIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Dreamland Education.

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ DU HỌC QUỐC TẾ DREAMLAND

☞ Tầng 23 tòa nhà Vinaconex đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
☎ Hotline: 0816 111 789


Email: Giaoducdreamland@gmail.com
Website: www.dreamland.edu.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Dreamland