Phục dựng và phát triển ẩm nhạc truyền thống của Hàn Quốc

Với những văn hoá tinh tuý từ xa xưa đang dân bị mai một đi thay vào đó là những văn hoá mới hiện đại hơn thu hút sự quan tâm của giới trẻ việc đó làm ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc đã được các thời xa xưa lưu truyền lại. Vì thế vừa để tưởng nhớ cũng như luôn giữ được nét đặc trưng của riêng đất nước, Hàn Quốc đã dần khôi phục lại âm nhạc truyền thống.

Nỗ lực phục dựng và phát triển ẩm nhạc truyền thống của Hàn Quốc

Các nhóm nhạc truyền thống và các khúc hát của vùng Hwanghae

Vào thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhạc phẩm “Beom Naeryeoonda” (Hổ đang xuống) của nhóm nhạc truyền thống Leenalchi đã nổi như cồn ở Hàn Quốc. Đây là nhạc phẩm được biến tấu từ trường ca hát kể chuyện Pansori Sugungga (Thủy cung ca) kết hợp với vũ điệu hiện đại của nhóm nhảy Ambiguous dance company. Sự hài hòa giữa sắc thái truyền thống và hiện đại, cùng trang phục biểu diễn độc đáo đã giúp cho Leenalchi và nhóm nhảy Ambiguous thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán thính giả, đặc biệt là giới trẻ. Thông qua một đoạn video quảng bá địa điểm du lịch của các vùng miền ở Hàn Quốc do Cơ quan du lịch Hàn Quốc thực hiện, nhóm nhạc Leenalchi và nhóm nhảy Ambiguous đã tạo nên một trào lưu Hàn Quốc mới ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh Leenalchi, Akdangwangchil cũng là một nhóm nhạc truyền thống nổi tiếng của xứ sở kimchi. Ở đĩa nhạc đầu tiên, Akdangwangchil đã đưa sắc thái tâm hồn của giới trẻ cùng hơi thở thời đại vào các khúc hát của tỉnh Hwanghae (nay thuộc địa phận của Bắc Triều Tiên). Trong đĩa nhạc thứ hai mang tên “Insaeng Ggot Gatne” (Cuộc đời như đóa hoa), nhóm nhạc truyền thống này đã giới thiệu hàng loạt các sáng tác mới mô tả sinh động đời sống thường nhật của giới trẻ ngày nay. Nét đặc trưng trong âm nhạc của Akdangwangchil là hoàn toàn được thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc, không pha trộn âm hưởng của các nhạc cụ hiện đại. Akdangwangchil được thành lập năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hàn Quốc giành lại độc lập từ thực dân Nhật Bản. 

Nalpalbaji (Quần ống loe) là một nhạc phẩm sáng tác mới của Akdangwangchil. Thoạt nghe nhạc phẩm Napalbaji (Quần ống loe), có lẽ không ít người sẽ thắc mắc rằng liệu đây có phải là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc hay không, bởi giai điệu sôi động, mang lại bầu không khí tự do tự tại của nhạc phẩm. 

Âm nhạc của nghệ sĩ ở miền Bắc bán đảo Hàn Quốc

Hàn Quốc: Bài toán giữ gìn văn hóa truyền thống trước sức lan tỏa mạnh mẽ  của Kpop - Báo Phụ Nữ

Yeolsaga (Liệt sĩ ca) là một sáng tác mới theo lối hát kể chuyện Pansori, ca ngợi các anh hùng liệt sĩ của Hàn Quốc có nhiều cống hiến cho nền độc lập của tổ quốc như Yi Jun, Ahn Jung-geun, Yun Bong-gil, Yu Gwan-sun. Giờ đây, rất ít người biết về nhạc phẩm hát kể chuyện Pansori này, nhưng tại thời điểm trước và sau khi Hàn Quốc giành độc lập vào năm 1945, Yeolsaga (Liệt sĩ ca) là khúc hát được nhiều người ưa thích. Truyền rằng, khúc hát này do danh ca Park Dong-sil ở vùng Damyang (tỉnh Nam Jeolla) sáng tác. Nhưng có người phỏng đoán rằng danh ca Park Dong-sil là người phổ nhạc cho khúc hát, còn phần ca từ được một người khác sáng tác. Có ý kiến cho rằng Yeolsaga (Liệt sĩ ca) chỉ được hát một cách lén lút trước giải phóng nhưng phải tới sau giải phóng mới được công chúng biết tới rộng rãi. Đây là thời điểm tinh thần kháng Nhật của người dân Hàn Quốc đang trong cao trào. Lúc hát Liệt sĩ ca, khi nghệ sĩ vẫy cờ tổ quốc là khán thính giả đồng loạt hô vang từ “Manse”, nghĩa là “vạn tuế”. Khúc hát này được nhiều người hát theo tựa một ca khúc đại chúng lúc đương thời. 

* Nhạc phẩm sáng tác mới Napalbaji (Quần ống loe) / nhóm nhạc truyền thống Akdangwangchil 

* trích đoạn ca ngợi nữ liệt sĩ Yu Gwan-sun trong khúc hát kể chuyện Pansori Yeolsaga (Liệt sĩ ca) / Jeong Sun-im 

* Nhạc phẩm “Cheot Bonghwa” (Ngọn đuốc đầu tiên) / đoàn ca kịch nghệ thuật Hàn kiều Geumgangsan Gageukdan ở Nhật Bản

Nguồn: https://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=v&menu_cate=culture&id=&board_seq=408397&page=1&board_code=