Silla (57 TCN – 935) – Triều đại thiên niên kỷ trong lịch sử Hàn Quốc

Silla (57 TCN – 935) – chế độ quân chủ tồn tại lâu đời nhất ở Bán đảo Triều Tiên cổ đại. Đây được xem là “Triều đại thiên [...]

Silla (57 TCN – 935) – chế độ quân chủ tồn tại lâu đời nhất ở Bán đảo Triều Tiên cổ đại. Đây được xem là “Triều đại thiên niên kỷ” trong lịch sử Hàn Quốc và lịch sử nhân loại. Vì triều đại này kéo dài 991 năm với 56 đời vua của ba gia tộc Park, Seok, Kim thay nhau trị vì một cách hòa bình không có nội chiến. Hãy cùng Dreamland tìm hiểu về hệ thống cai trị độc nhất vô nhị của triều đại Silla và các kiến trúc văn hoá nổi bật còn tồn tại đến hiện nay nhé.

I. Sơ lược về triều đại Silla

1. Quá trình hình thành và phát triển triều đại Silla

Thời kỳ thứ 1

Silla (신라) hay Tân La được Park Hyeok Geose (박혁거세) của gia tộc Park đứng ra thành lập vào năm 57 TCN ở phía đông nam của bán đảo Triều Tiên (Gyeongju ngày nay). Nơi đây rất khó giao lưu với Trung Quốc so với Goryeo và Baekje trong cùng thời kỳ tam quốc. Thủ đô của vương quốc Silla có tên là Seorabeol (서라벌) được đặt tại Wolseong (Gyeongju-si, Gyeongsangbuk-do ngày nay).

Ban đầu, Silla bắt đầu với địa vị là Saro Guk (사로등) – 1 trong 12 tiểu quốc thành viên của liên minh Jinhan (진한), Saro Guk (사로등) bao gồm 6 làng và 6 bộ lạc. Mãi đến cuối thế kỷ thứ IV, Silla sơ khai được hình thành từ việc liên minh với thế lực lớn mạnh của ba gia tộc Kim, Seok, Park ở đồng bằng Gyeongju. Từ đó chính thức trở thành một triều đại đúng nghĩa.

Thời kỳ thứ 2

Sự phát triển của các triều đại liên bang mở đầu cho sự phát triển tập trung vào các quý tộc. Điều đặc trưng của thời đại này là tước hiệu Marippan (마립간) với ý nghĩa là người nắm quyền, người cai trị mang lại cảm giác quyền lực mạnh mẽ. Vì vậy kỷ nguyên này của triều đại liên bang được gọi là “kỷ nguyên Marippan” theo tên của những người cầm quyền.

Trong thời kỳ này, mối quan hệ luân phiên giữa ba gia tộc Park – Seok – Kim đã biến mất. Chỉ còn gia tộc Kim độc quyền thừa kế ngai vàng. Vào thế kỷ thứ V, hệ thống cha truyền con nối được thiết lập nhằm ngăn chặn những tranh chấp về việc kế vị ngai vàng.

Thời kỳ thứ 3

Silla phát triển một hệ thống chính quyền tập trung cả bên trong lẫn bên ngoài trong sự thỏa hiệp giữa nhà vua và các quý tộc khác. Đây là thời kỳ bắt đầu một loạt các cải cách chính trị, xã hội, thúc đẩy nông nghiệp. Và sử dụng tên Vương (Wang | 왕) theo kiểu Trung Quốc thay vì Marippan. Đồng thời chính thức thành lập hệ thống nhà nước theo từng cấp bậc và địa vị. Đây cũng là thời kỳ đưa Phật giáo trở thành quốc giáo chính của triều đại Silla.

Thời kỳ thống nhất Silla

Silla đã tận hưởng sự thống trị vĩ đại nhất trong lịch sử vào những năm 560. Song song đó vẫn còn diễn ra rất nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm và thống nhất Silla. Chiến đấu với quân đội nhà Đường từ năm 671 và giành chiến thắng cuối cùng vào năm 676. Điều này đã giúp triều đại Silla thực sự đạt được kỳ tích thống nhất cả 3 vương quốc và đổi tên thành Silla thống nhất. Thời kỳ này bắt đầu chế độ chuyên chế tập trung vào hệ thống chính trị kéo dài đến năm 935.

2. Triều đại Silla suy thoái và sụp đổ

Do sự liên kết và nổi dậy của các bè phái quý tộc và mâu thuẫn của nhà vua với các thường dân trong xã hội kéo dài trong suốt 50 năm. Silla lúc bấy giờ dưới thời trị vì của Kính Thuận Vương (Gyeong Sun Wang | 경순왕) đã bị suy yếu vì không thể tiếp tục bảo toàn quốc gia trước sự tấn công của giặc trong giặc ngoài. Vào tháng 11 năm 935, người đứng đầu Silla đã tự mình giao lại đất nước cho Goryeo mà không cần chiến tranh. Chính thức kết thúc triều đại Silla thiên niên kỷ trong lịch sử Hàn Quốc.

>> Xem thêm: Goryeo (918 – 1392) – Triều đại của những chuyển biến lịch sử

II. Các đời vua triều đại Silla

STT Gia tộc Niên hiệu và Tên riêng Thời gian trị vì

Hiệu: Isagum (이사금) – 16 thế hệ trong 413 năm

1 Park (박씨)
  • 혁거세거서간 (Phác Hách Cư Thế) – 박혁거세 (Park Hyeokgeose)
  • 남해차차웅 (Nam Hải Vương) – 박남해 (Park Nam-hae)
  • 유리 이사금 (Nho Lý Vương) – 박유리 (Yuri Isageum)
  • 57 TCN – 4
  • 4 – 24
  • 24 – 57 
2 Seok (석씨)
  • 탈해이사금 (Thoát Giải Vương) – 석탈해 (Seok Tal-hae) 
  • 57 – 80 
3 Park (박씨)
  • 파사이사금 (Bà Sa Vương) – 박파사 (Park Pi-sa)
  • 지마이사금 (Kỳ Ma Vương) – 박지마 (Park Ji-ma)
  • 일성이사금 (Dật Thánh Vương) – 박일성 (Park Il-seong)
  • 아달라이사금 (A Đạt La Vương) – 박아달라 (Park Adalla)
  • 80 – 112
  • 112 – 134
  • 134 – 154
  • 154 – 184 
4 Seok (석씨)
  • 벌휴이사금 (Phạt Hưu Vương) – 석벌휴 (Seok Beol-hyu)
  • 내해이사금 (Nại Giải Vương) – 석내해 (Seok Nae-hae)
  • 조분이사금 (Trợ Bôn Vương) – 석조분 (Seok Jo-bun)
  • 첨해이사금 (Triêm Giải Vương) – 석첨해 (Seok Cheom-hae)
  • 184 – 196
  • 196 – 230 
  • 230 – 247
  • 247 – 261 
5 Kim (김씨)
  • 미추이사금 (Vị Trâu Vương) – 김미추 (Kim Mi-chu)
  • 261 – 284 
6 Seok (석씨)
  • 유례이사금 (Nho Lễ Vương) –  석유례 (Kim Yu-rye)
  • 기림이사금 (Cơ Lâm Vương) – 석기림 (Seok Gi-rim)
  • 흘해이사금 (Ngật Giải Vương) – 석흘해 (Seok Heul-hae)
  • 284 – 298
  • 298 – 310
  • 310 – 356

Hiệu: Maripgan (마립간) – 6 thế hệ trong 144 năm

7 Kim (김씨)
  • 내물마립간 (Nại Vật Vương) – 김내물 (Kim Nae-mul)
  • 실성마립간 (Thực Thánh Vương) – 김실성 (Kim Sil-song)
  • 눌지마립간 (Nột Kỳ Vương) – 김눌지 (Kim Nul-ji)
  • 자비마립간 (Từ Bi Vương) – 김자비 (Kim Ja-bi)
  • 소지마립간 (Chiếu Trí Vương) – 김비처 (Kim Bee-cho)
  • 356 – 402
  • 402 – 417
  • 417 – 458
  • 458 – 479
  • 479 – 500

Hiệu: Wang (왕) – 34 thế hệ trong 435 năm

8 Kim (김씨)
  • 지증왕 (Trí Chứng Vương) – 김지대로 (Kim Ji Daero) 
  • 법흥왕 (Pháp Hưng Vương) – 김원종 (Kim Won-jong)
  • 진흥왕 (Chân Hưng Vương) – 김삼맥종 (Kim Sam Maekjong)
  • 진지왕 (Chân Trí Vương) – 김사륜 (Kim Sa-ryun)
  • 진평왕 (Chân Bình Vương) – 김백정 (Kim Baek-jeong)
  • 선덕영왕 (Thiện Đức Nữ Vương) – 김덕만 (Kim Deok-man)
  • 진덕영왕 (Chân Đức Nữ Vương) – 김승만 (Kim Seung-man)
  • 무열왕 (Vũ Liệt Vương) –  김춘추 (Kim Chun-chu)
  • 문무왕 (Văn Vũ Vương) – 김법민 (Kim Beop-min)
  • 신문왕 (Thần Văn Vương) – 김정명 (Kim Jeong-myung)
  • 효소왕 (Hiếu Chiêu Vương) – 김이홍 (Kim Lee-hong)
  • 성덕왕 (Thành Đức Vương) – 김흥광 (Kim Heung-kwang)
  • 효성왕 (Hiếu Thành Vương) – 김승경 (Kim Seung-kyung)
  • 경덕왕 (Cảnh Đức Vương) – 김헌영(Kim Heon-young)
  • 혜공왕 (Huệ Cung Vương) – 김건운 (Kim Gun-woon)
  • 선덕왕 (Tuyên Đức Vương) – 김양상 (Kim Yang-sang)
  • 원성왕 (Nguyên Thánh Vương) – 김경신 (Kim Kyung-shin)
  • 소성왕 (Chiêu Thánh Vương) – 김준옹 (Kim Joong-ong)
  • 애장왕 (Ai Trang Vương) – 김중희(Kim Joong-hee)
  • 헌덕왕 (Hiến Đức Vương) – 김언승 (Kim Eon-seung)
  • 흥덕왕 (Hưng Đức Vương) – 김경휘 (Kim Kyung-hwi)
  • 희강왕 (Hy Khang Vương) – 김제륭 (Kim Je-ryung)
  • 민애왕 (Mẫn Ai Vương) – 김명 (Kim Myung)
  • 신무왕 (Thần Vũ Vương) – 김우징 (Kim Woo-jing)
  • 문성왕 (Văn Thánh Vương) – 김경응 (Kim Kyung-eung)
  • 헌안왕 (Hiến An Vương) – 김의정 (Kim Eui-jeong)
  • 경문왕 (Cảnh Văn Vương) – 김응렴 (Kim Eung-ryeom)
  • 헌강왕 (Hiến Khang Vương) – 김정 (Kim Jong)
  • 전강왕 (Định Khang Vương) – 김황 (Kim Hwang)
  • 진성여왕 (Chân Thánh Nữ Vương) – 김만 (Kim Man)
  • 효공왕 (Hiếu Cung Vương) – 김요 (Kim Yo)
  • 500 – 514
  • 514 – 540
  • 540 – 576
  • 576 – 579
  • 579 – 632
  • 632 – 647
  • 647 – 654
  • 654 – 661
  • 661 – 681
  • 681 – 691 
  • 692 – 702
  • 702 – 737
  • 737 – 742
  • 742 – 765
  • 765 – 780
  • 780 – 785 
  • 785 – 798
  • 798 – 800
  • 800 – 809
  • 809 – 826
  • 826 – 836 
  • 836 – 838
  • 838 – 839
  • 839 – 839
  • 839 – 857
  • 857 – 861
  • 861 – 875
  • 875 – 886
  • 886 – 887
  • 887 – 897
  • 897 – 912
9 Park (박씨)
  • 신덕왕 (Thần Đức Vương) – 박경휘 (Park Kyung-hwi)
  • 경명왕 (Cảnh Minh Vương) – 박승영 (Park Seung-young)
  • 경애왕 (Cảnh Ai Vương) – 박위응 (Park Wi-eung)
  • 912 – 917
  • 917 – 924
  • 924 – 927
10 Kim (김씨)
  • 경순왕 (Kính Thuận Vương) – 김부 (Kim Boo)
  • 927 – 935

 

III. Hệ thống chính trị và quân sự của triều đại Silla

1. Hệ thống chính trị

Hệ thống khung xương (골품)

Hệ thống khung xương là một kịch bản quy định xã hội và chính trị hầu như không thay đổi suốt gần 300 năm, kể từ khi thống nhất đến suy thoái và diệt vong của triều đại Silla trong khoảng thế kỷ VI – VII.

Chế độ này không chỉ là chế độ chính trị mà còn là đặc quyền và hạn chế nghiêm ngặt trong toàn bộ đời sống xã hội như hôn nhân, kích thước nhà cửa, màu sắc quần áo cho đến trang trí xe ngựa… tùy thuộc vào sự tồn tại của dòng dõi hoàng tộc triều đại Silla lúc bấy giờ.

Vì tính chất kế thừa dựa trên mối quan hệ huyết thống “cha truyền con nối” và sự nghiêm khắc của chế độ mà hệ thống này thường được so sánh với hệ thống Caste của Ấn Độ.

Hệ thống chính trị đặc biệt

Triều đại Silla có hệ thống cai trị đặc biệt của ba gia tộc Park, Seok, Kim luân phiên lên ngôi cai trị đất nước một cách hòa bình không có nội chiến. Đây được xem là hệ thống cai trị hiếm có cũng như độc nhất vô nhị trong lịch sử Hàn Quốc và ở Đông Nam Á nói chung.

Điểm đặc biệt trong hệ thống chính trị của triều đại Silla là sự cai trị của Nữ quyền. Thiện Đức Nữ Vương (선덕여왕) là vị vua thứ 27 của triều đại Silla. Bà cũng là vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên. Lúc bấy giờ phụ nữ có vai trò và địa vị tương đối cao trong xã hội bởi sự phân chia hai tầng lớp trong hoàng gia là:

  • “Thánh cốt” (Seonggol | 성골): Người có cả bố và mẹ thuộc giới quý tộc
  • “Chân cốt” (Jingol | 진졸): Người có bố hoặc mẹ thuộc tầng lớp quý tộc và dân thường

Thiện Đức Nữ Vương (선덕여왕)

2. Hệ thống quân sự

Thời kỳ đầu, quân đội Silla hình thành một lực lượng nhỏ các binh sĩ để bảo vệ hoàng gia, quý tộc. Đây cũng là lực lượng quân sự chính phục vụ trong các cuộc chiến tranh.

Đến thế kỷ thứ VI, giới quý tộc có chế độ tập quyền trung ương. Nhà vua có quyền chỉ huy quân sự với tư cách là tổng tư lệnh của quân đội toàn quốc. Nhà vua đã trực tiếp lãnh đạo quân đội tham gia vào các cuộc chiến và cử các quan quân thuộc tầng lớp quý tộc đi cai quản đội binh chiến đấu. Với tần suất chiến đấu liên tục, Silla đã lập 6 đơn vị đồn trú địa phương ở các quận để canh gác và phòng thủ quân địch.

IV. Kinh tế của triều đại Silla

1. Công nghiệp

Nghề thủ công tư nhân được phát triển mạnh mẽ ở triều đại Silla như: sản xuất tơ lụa, vải len, quần áo, đồ sắt, vật liệu hữu cơ, đồ da (dây nịt trên yên ngựa, giày da, ủng da, dép…), chế tạo nhạc cụ, chế tạo bàn ăn, gạch và rất nhiều lĩnh vực khác.

Ngành công nghiệp đánh bắt cá và công nghiệp đóng tàu cũng phát triển rộng rãi nhờ vị trí thuận lợi nằm gần những con sông lớn. Tất cả những yếu tố này đã tạo dựng sức mạnh lớn cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế triều đại Silla.

2. Nông nghiệp và chăn nuôi

Điểm mạnh của triều đại Silla lúc bấy giờ chính là vị trí đắc địa bởi vùng đồng bằng nằm giữa nhiều đồi núi và khí hậu thích hợp. Hơn nữa là nằm kế bên con sông lớn Hyeongsan (형산강) nên thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi. Cũng nhờ vậy mà Gyeonggi-do và Gyeongsang-do đã nổi tiếng về sản xuất gạo và ngũ cốc như ngày nay.

Ngoài ra, chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng được mở rộng trong khu vực. Đặc biệt các trang trại nuôi ngựa thuộc sở hữu của quý tộc được sử dụng nhiều trong việc kéo xe hoặc trang bị như ngựa quân đội để ra chiến trường chiến đấu.

V. Văn hóa triều đại Silla

Nền văn hóa của Silla đặc biệt ở chỗ kết hợp nền văn hóa tiên tiến của Goguryeo và Baekje vào nền tảng văn hóa truyền thống. Đồng thời là sự dung hòa để phù hợp với lối sống của họ với văn hóa Trung Quốc.

1. Tín ngưỡng và Tôn giáo

Tín ngưỡng

Nghi lễ tế bái tổ tiên ở triều đại Silla được diễn ra vào thời gian tự nguyện mỗi năm. “Mộ thờ cúng tổ tiên” là mộ của ngài Park Hyuk Geose (박혁거세) – người sáng lập ra triều đại Silla. Ông cũng là tổ tiên mang họ Park đầu tiên của Triều Tiên. Nghi lễ tế bái tổ tiên nhằm củng cố và tăng cường quyền lực thống trị của nhà vua. Cũng như thiết lập hệ thống thống trị nội bộ và chinh phục các thế lực xung quanh.

Tín ngưỡng địa thần của thời đại Tam Quốc là tín ngưỡng về trời và đất. Trong khi Goguryeo và Baekje thể hiện niềm tin vào đất đai và sông suối thì Silla đặc biệt tín ngưỡng vào thần núi.

Phật giáo

Năm 527, Phật giáo chính thức được đưa vào triều đại Silla dưới thời Pháp Hưng Vương (법흥왕). Đặc điểm của Phật giáo thời Silla là “Phật giáo hộ quốc” – cầu nguyện cho sự phát triển của đất nước hơn là sự cứu rỗi của cá nhân. Sau đó, Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Nhiều ngôi chùa được xây dựng dưới sự lãnh đạo của triều đình. Và các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo cũng được sản xuất nhiều hơn.

Dựa trên sự nỗ lực của các nhà sư, Phật giáo đã tiến gần hơn với quần chúng nhân dân và vượt lên cả địa vị quý tộc. Dòng chảy chung của Phật giáo ở Silla có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu vào nửa đầu thế kỷ thứ IX là tôn giáo coi trọng hình thức, giáo lý kinh điển. Và giai đoạn hai là vào nửa sau thế kỷ thứ IX – tôn giáo thực tiễn.

Nhờ vào Phật giáo trở thành tư tưởng thống trị của thời Silla thống nhất mà có rất nhiều ngôi chùa được xây dựng tại địa phương. Đến nay, công trình kiến trúc bằng đá theo Phật giáo còn sót lại là chùa Bulguksa (불국사) và động Seokguram (석굴암) nổi tiếng ở thành phố Gyeongju.

Chùa Bulguksa (불국사)

Động Seokguram (석굴암)

Nho giáo

Sau khi thống nhất Silla, Phật giáo đã giảm tầm ảnh hưởng trong chính trị đạo đức của triều đại. Khi đó, các quân vương của Silla đã đưa Nho giáo trở thành tư tưởng chủ đạo trong cách thức trị vì đất nước. Quyền lực của gia đình quý tộc cũng bị hạn chế.

Triều đại Silla cũng là thời kỳ mà nền giáo dục Nho giáo trở nên phổ biến trên khắp cả nước. Vào thời Thần Văn Vương (신문왕), ông đã cho xây dựng một cơ sở Nho giáo rồi dạy đạo đức Nho giáo cho con cháu trong hoàng tộc. Và Silla cũng là triều đại đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc có lăng mộ được hệ thống hóa theo phong cách Nho giáo hơn là tư tưởng sùng bái tổ tiên vốn có.

2. Văn học

Văn học của triều đại Silla bắt nguồn từ các bài hát, điệu múa và nghi lễ tôn giáo dựa trên quan điểm tâm linh phổ biến trong tâm thức nguyên thủy. Lúc bấy giờ, văn học được chia thành hai loại là:

  • Văn học truyện dân gian liên quan đến những người có thật trong lịch sử. Nội dung xoay quanh đến các cuộc đấu tranh chống giặc. Có thể nói đây là một thể loại sử thi anh hùng thời bấy giờ.
  • Văn học thơ ca đa dạng gồm các bài hát dân gian và thơ ca liên quan đến các truyền thuyết. Và cũng là những lời châm biếm, oán trách và cảm mến của người dân trong triều đại Silla. 

3. Khoa học kỹ thuật

Từ trước khi thống nhất, Thiên văn học đã có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nông nghiệp và chính trị. Vì vậy, yếu tố này từ sớm đã trở thành mối quan tâm lớn của cả quốc gia. Đặc biệt, đài thiên văn Cheomseongdae (첨성대) được xây dựng vào thời Thiện Đức Nữ Vương (선덕영왕) đã cho thấy sự quan tâm của thời đại về việc quan sát các thiên thể lúc bấy giờ. Cheomseongdae là đài thiên văn cổ nhất thế giới còn tồn tại đến bây giờ. Đồng thời đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1962.

Đài thiên văn Cheomseongdae (첨성대)

Ngoài ra, kỹ thuật gia công kim loại (đồng, mạ vàng), kỹ thuật chế tạo đồ gốm và sản phẩm bằng thuỷ tinh cũng đạt đến trình độ cao ngay từ thuở sơ khai trong triều đại. Đặc biệt là chiếc vương miện mạ vàng được điêu khắc, chế tạo rất công phu và tỉ mỉ.

Sau khi thống nhất Tam quốc, khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc như chế tạo ra tượng Phật và chuông bằng đồng. Đặc biệt, toán học đã phát triển và ứng dụng rộng rãi trong việc tính toán để tạo ra các kiến trúc cân bằng như tháp Bulguksa, tháp Seokga, tháp Dapo.

Hơn nữa kỹ thuật điêu khắc, in ấn và sản xuất giấy cũng phát triển. Người ta đã tìm thấy một bản khắc gỗ trong tháp Seokga. Đây là bản in lâu đời nhất còn lại trên thế giới. Và đồng thời là “giấy dâu tằm”, loại giấy được làm từ dâu tằm cũng được ca ngợi vì màu trắng tinh khiết và độ dai của nó. Phải nói là khoa học kỹ thuật trong thời Silla thật sự rất vĩ đại.

4. Nghệ thuật

Âm nhạc Silla liên quan mật thiết với thơ ca mang đậm tính tôn giáo sâu sắc. Âm nhạc thời này cũng phát triển vượt bậc nhờ truyền thống của Gayageum (가야금). Đây là loại hình âm nhạc nông thôn mang đậm màu sắc địa phương. Nó đủ tinh tế để sử dụng trong các bữa tiệc của hoàng gia và quý tộc. Trong thời kỳ thống nhất, đàn Gayageum đã chiếm vị trí trọng tâm trong số các nhạc cụ.

Âm nhạc thời Silla là một loại nghệ thuật toàn diện lồng ghép vũ đạo vào trong các bài hát. Điệu nhảy theo giai điệu cũng có mối quan hệ không thể tách rời với âm nhạc. Vào ngày diễn ra các lễ hội cầu nguyện cho vụ mùa bội thu, các vũ điệu nhóm biểu diễn theo nhịp chiêng và trống rất phổ biến và sôi nổi.

Đàn Gayageum (가야금)

VI. Tuyệt phẩm thời đại Silla

Tượng Phật và vương miện chính là hai dòng hiện vật biểu trưng đánh dấu sự phát triển của triều đại Silla qua các thời kỳ. Những hiện vật này thể hiện kỹ thuật, tay nghề thủ công, vẻ đẹp mỹ thuật và sự giàu có của thời kỳ đầu Silla đạt đến đỉnh cao. Bên cạnh đó còn có một kiến trúc vĩ đại khác là chùa Bulguksa.

1. Tượng Phật

Hai tượng Phật (Phật Thích Ca và Phật A Di Đà) được đúc bằng vàng ròng có niên đại 692 – 706 mang đậm dấu ấn Silla được khai quật từ mộ cổ Geum Ryeong Chong (금령총) năm 1924. Hiện cả hai bức tượng đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Seoul.

Hai bức tượng Phật sở hữu những chi tiết vô cùng đặc biệt như kỹ thuật dập khuôn tinh tế được ứng dụng trên hoa văn lá đề. Thân người và gương mặt Phật với những đường nét tạo hình biểu cảm đậm chất bản địa. Đây được xem là minh họa tiêu biểu của mỹ thuật Phật giáo trong giai đoạn đầu phát triển của vương triều Silla cổ đại.

2. Vương miện

Chiếc vương miện của triều đại Silla được tìm thấy ở ngôi mộ Geum Ryeong Chong năm 1924 và hiện được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Seoul. Chiếc vương miện này được thiết kế với vẻ đẹp tuyệt mỹ như kỹ thuật dập khuôn tạo hình ra nhành cây, chiếc sừng nai, đính miếng vàng nhỏ tượng trưng cho lá, các hạt ngọc tượng trưng cho sinh mệnh con người. Thật khó hình dung được cách đây hơn 1,500 năm mà người Silla có thể chế tác được tuyệt phẩm như vậy.

Trong lịch sử, Seon Deok là nữ hoàng đầu tiên của vương triều Silla và cả lịch sử của Triều Tiên với thời gian trị vì đất nước trong 15 năm (632 – 647). Thời đại này, bà cũng chính là người cho xây dựng đài chiêm tinh Cheomseongdae (첨성대).

Bộ phim truyền hình cổ trang của đài MBC “Nữ hoàng Seon Deok” (2009) đã tái hiện lại cuộc đời của Thiện Đức Nữ Vương. Nữ diễn viên Lee Yo Won thủ vai nữ vương Seon Deok đã xuất hiện cùng với chiếc vương miện vàng và bộ trang sức rực rỡ phỏng theo nguyên bản vàng ròng của Vương triều Silla.

3. Bảo Quốc Tự Bulguksa

Bulguksa (불국사) là ngôi chùa nổi tiếng và là một trong bảy Quốc bảo – danh lam, thắng cảnh, lịch sử hàng đầu của Hàn Quốc. Hơn nữa, Bulguksa và động Seokguram được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1995.

Bulguksa là ngôi đền của Đức Phật – minh chứng cho sự hưng thịnh của Phật giáo trong vương triều Silla. Chùa được hoàn thành vào năm 774. Trong đó các bậc thang trước cửa chính được xem là các bậc thang còn sót lại duy nhất từ thời Silla. Toàn bộ nền móng được xây dựng với hàng triệu phiến đá to nhỏ đủ kích cỡ chồng lên nhau bởi chất keo dính. Cùng với đó là các thanh gỗ không sử dụng đinh tạo dựng điện thờ Phật vô cùng kiên cố và vững chắc. Kiến trúc của ngôi chùa là minh chứng cho kiến trúc cổ xưa trải qua hàng ngàn năm lịch sử của triều đại Silla.

Tổng hợp bởi: Dreamland Team

>> Xem thêm:

 

Dreamland là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốcluyện thi Topik có trụ sở tại Hà Nội. Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Dreamland là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Dreamland đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Dreamland tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Dreamland để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁCMIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Dreamland Education.

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC VÀ DU HỌC QUỐC TẾ DREAMLAND

☞ Tầng 23 tòa nhà Vinaconex đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
☎ Hotline: 0816 111 789


Email: Giaoducdreamland@gmail.com
Website: www.dreamland.edu.vn
Facebook: Du học Hàn Quốc Dreamland